Hướng dẫn vận hành và sửa chữa xe phun nước rửa đường

Hướng dẫn vận hành và sửa chữa xe phun nước rửa đường tưới cây, những lưu ý khi sử dụng xe phun nước rửa đường tưới cây

Hướng dẫn vận hành và sửa chữa xe phun nước rửa đường

Hướng dẫn vận hành và sửa chữa xe phun nước rửa đường tưới cây, những lưu ý khi sử dụng xe phun nước rửa đường tưới cây

Trước khi vận hành

Trước khi vận hành xe đưa vào hoạt động cần thực hiện các bước kiểm tra hàng ngày như:

  • Kiểm tra dầu động cơ
  • Nước làm mát
  • Lốp xe
  • Đèn chiếu sáng
  • Gương chiếu hậu
  • Còi
  • Cần gạt mưa
  •  
  • Hệ thống phanh, hệ thống lái… và tổng quát lại toàn bộ bề ngoài của xe.

Về hệ thống chuyên dùng cần kiểm tra:

  • Dầu bôi trơn trong bơm.
  • Kiểm tra lọc và các tay van đảm bảo cho hệ thống chuyên dùng hoạt động tốt.
  • Kiểm tra xiết chặt các bu lông mối nối, mối ghép liên kết của xitec với satxi và các liên kết của hệ thống chuyên dùng.

Nổ máy cài cầu PTO để kiểm tra đảm bảo xe nổ không có tiếng động lạ.

Nếu là xe sử dụng lần đầu tiên:

Tiến hành vệ sinh toàn bộ téc cũng như đường ống, bơm bằng cách súc rửa téc, đường ống. Sau đó tháo lọc nước ra để nước xả ra ngoài, rửa sạch lưới lọc, lắp lại hoàn chỉnh, đổ nước vào bơm để mồi.

Tránh trường hợp bơm không có nước mồi khi vận hành sẽ gây cháy bơm.

Hút nước vào téc

Trên đầu tay van 3 ngả có đánh dấu 1 chấm đỏ lệch tâm với mục đích khi quay dấu chấm đó về phía nào thì van sẽ đóng phía đó lại. Ống mềm được nối qua khớp nối nhanh trên van 3 ngả vào thiết bị chứa nước.

Thực hiện quay dấu chấm đỏ (theo chiều mũi tên) về phía bên phải theo phương ngang song song với xe. Trên van 2 ngả, quay tay van theo chiều mũi tên về phương song song với xe để mở van. Đóng tất cả các van béc phun tưới ở phía trước và sau xe.

Trên cabin: tiến hành nổ máy xe đạp chân côn kéo nút để đóng cóc (PTO).

Lưu ý: Xe phải đủ hơi thì mới đóng PTO để tránh trường hợp bánh răng PTO không ăn khớp với bánh răng của hộp số gây kêu và hư hỏng PTO và hộp số.

Ga nhẹ và đều lên khoảng 800 vòng/phút  cho đến khi nước đi qua hết đường ống mềm vào bơm. Nhả chân ga và đợi nước hút đầy téc. Quan sát mức nước trên ống báo mức trên téc đến khi đầy thì ngắt côn, sau đó ngắt PTO. Kết thúc quá trình hút nước lên téc.

Phun tưới nước rửa đường

Khi nước đã đầy téc: Mở tất cả các van pép phun tưới cần sử dụng ở phía trước và sau xe như hình.

Trên van 3 ngả: dấu chấm được quay hướng ra ngoài theo chiều mũi tên để đóng đường nước từ bên ngoài vào. Trên van 2 ngả khóa van theo chiều mũi tên. Nổ máy đạp chân côn và cài đóng cóc (PTO). Khi đó nước sẽ từ téc qua bơm và đi ra các súng, pép phun để tiến hành tưới nước rửa đường.

Tùy theo yêu cầu của công việc, có thể điều chỉnh góc độ quay của pép phun đầu xe bằng cách nới bu lông hãm cầu quay trên pép, điều chỉnh góc độ phù hợp, sau đó cố định góc độ pép bằng cách vặn chặt bu lông. Tương tự, có thể điều chỉnh góc phun của 2 đầu nấm phun cuối xe bằng cách nới lỏng bu lông hãm phía dưới, thay đổi góc độ, rồi hãm chặt bu lông để cố định pép.

Lưu ý: Khi vận hành xe di chuyển ở trạng thái làm việc, nên đi số ở số 1 và số 2, không được ga quá cao ( ≤ 800 vòng/phút) để tránh nhanh hỏng bơm và hiệu quả làm việc không cao.

Kết thúc quá trình làm việc ngắt PTO lại và khóa lại tất cả các van trên hệ thống chuyên dùng hoàn thành quá trình làm việc.

Khi cài bơm phải mở ít nhất 1 van xả nước tránh tình trạng không mở van sẽ phá đường ống và các roăng mặt bích.

PHẦN III: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Lỗi thường gặp

Biện pháp khắc phục

1.      Bơm quay nhưng không hút nước được lên téc.

–          Kiểm tra van xả đáy bơm đã đóng kín chưa (van này chỉ mở khi vệ sinh bơm hoặc khi để lưu xe một thời gian dài không sử dụng).

–          Nước mồi đã đủ chưa – mồi đủ nước cho đủ sau đó vận hành lại.

–          Lưới lọc có thể bị tắc, tháo vệ sinh lưới lọc, lắp ráp lại hoàn chỉnh, rồi vận hành lại.

–          Ống hút lọt khí: siết chặt colie đầu nối nhanh cũng như tay hãm.

2.      Áp lực nước tại các vòi phun không đạt.

–          Kiểm tra xem van 2 ngả (chặn nước tuần hoàn lại téc) đóng kín chưa, nếu chưa đóng kín thì cần đóng kín lại.

–          Lưới lọc có thể bị tắc, tháo vệ sinh lưới lọc, lắp ráp lại hoàn chỉnh, rồi vận hành lại.

3.      Nước phun qua vòi phun không chia đều.

Tháo vệ sinh vòi phun.

4.      Nước rò rỉ.

Kiểm tra siết chặt lại các bích nối, colie.

5.      Bơm vận hành một thời gian phát sinh tiếng ồn.

Cần bảo dưỡng lại bơm, tháo bơm kiểm tra xem có lọt dị vật vào buồng bơm không, nếu có cần làm sạch, kiểm tra vòng bi, phớt, nếu hỏng thì phải thay thế. Siết chặt các bu lông các đăng, bơm mỡ vào các khớp các đăng, siết chặt bu lông cố định bơm.

 

CÁC LƯU Ý KHÁC

 Đối với ô tô tiêu chuẩn khí thải EURO 5 sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0.005% (0.005 S) hoặc thấp hơn: Nên sử dụng dầu Diesel tại hệ thống các cây xăng dầu có uy tín.

tra thường xuyên dung dịch nước ure và bổ xung khi hết, mức tiêu hao khoảng 100 lít dầu Diesel cần phải bổ xung 1,5 – 3  lít nước ure.

Nổ máy kiểm tra áp suất khí trên xe đạt ≥ 500Kpa để đảm bảo đủ lực đóng mở PTO.

 Bơm hút chỉ được sử dụng tốc độ vòng tua động cơ trên đồng hồ Max ≈ 800 vòng/ phút (với loại bơm 80QZF 60/90) để đảm bảo độ bền của bơm.

Thường xuyên kiểm tra và siết chặt toàn bộ bu lông liên kết téc và khung sườn sát xi xe để tránh bị trôi téc.

Thực hiện tốt công việc vệ sinh, bảo dưỡng hàng ngày sau những ca làm việc và việc bảo dưỡng định kỳ các cấp bảo dưỡng  để xe được hoạt động hiệu quả tốt, nâng cao tuổi thọ của xe.

Nếu trong thời gian dài không sử dụng xe cần xả toàn bộ nước trong téc, đường ống và bơm để tránh rỉ sét.

Tính toán xe tiêu thụ nhiên liệu ~4 lít/01 giờ làm việc .

Thời gian thay dầu của động cơ là: ~250 giờ làm việc/ 01 lần -  với tốc độ làm việc ~ 20 km/h ( 2 lần thay dầu thì thay lọc nhớt 01 lần).

Lượng nhớt cần thay khi không thay lọc là ~16 lít/ 01 lần.

Lượng nhớt khi thay cả lọc nhớt là ~18 lít/ 01 lần

Mỗi ngày trước khi hoạt động cần kiểm tra nước làm mát, nước xử lý khí thải, nhớt động cơ, xịt sạch lọc gió của động cơ, kiểm tra lọc rác của hệ thống hút nước.